Đi cùng với xu hướng phát triển kinh tế, đa dạng loại hình kinh doanh, cho thuê mặt bằng nổi lên trở thành một dạng kinh doanh mới đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, cho thuê mặt bằng như thế nào để vừa hiệu quả vừa an toàn là băn khoăn của không ít nhà đầu tư trước khi đổ vốn vào lĩnh vực này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn ghi lại những lưu ý chính khi cho thuê mặt bằng.

Trong bối cảnh đô thị hóa đất chật người đông, việc bạn có dù chỉ 40m2 mặt tiền ở các phố lớn cũng giúp có thể nhà đầu tư kiếm hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi tháng ví dụ như đáp ứng các bạn sinh viên tim phong tro o quan tan binh. Vì vậy không có lẽ gì bạn lại để 40m2 mặt tiền đó mà không cho thuê đúng không? Vấn đề chỉ còn là cho thuê mặt bằng làm sao để thu nhiều lợi nhuận nhất mà vẫn an toàn cho chủ sở hữu mặt bằng. Muốn vậy, bạn cần ghi ngay lại những lưu ý dưới đây để tránh bất lợi trong quá trình cho thuê.

Xác định đúng đối tượng cho thuê

Khi bạn đăng thông tin cho thuê mặt bằng hay sang nhượng lại trên mạng xã hội hay các trang web đăng tin thuê bất động sản phổ biến như Muonnha.com.vn… thì điều cần nhất là bạn phải xác định rõ đối tượng khách hàng bạn hướng đến là ai. Ví dụ như mặt bằng của bạn nhỏ ngoài mặt đường hay đầu hẻm thì bạn có thể cho các đối tượng có nhu cầu mở các mặt hàng ăn uống, buôn bán, shop quần áo thuê. Còn nếu bạn có mặt bằng lớn ngay khu trung tâm thành phố, dân cư qua lại đông đúc, phần mặt bằng bạn cần cho thuê gần các trung tâm mua sắm, khu trung tâm của thành phố thì bạn có thể cho những người có nhu cầu mở văn phòng hay các phòng tập gym yoga, các quán café sang trọng thuê. Việc xác định được đúng đối tượng bạn muốn cho thuê sẽ làm giảm thời gian tìm kiếm đối tượng thuê cũng như bạn sẽ yên tâm hơn khi biết rõ đối tượng mình cho thuê là ai, sử dụng mặt bằng của mình cho mục đích gì.

Cho thuê mặt bằng cần lưu ý những vấn đề gì?
Xác định được khách hàng thuê sẽ giúp bạn tìm được người thuê thích hợp

Bạn cũng phải sàng lọc kỹ lượng các khách muốn thuê mặt bằng để chọn được người thuê phù hợp. Việc làm này khá quan trọng bởi như thế sẽ giúp bạn tránh được các trường hợp kinh doanh phi pháp, không lành mạnh. Cách sàng lọc có thể là khi tiếp xúc với khách lúc thuê mặt bằng, bạn nên để tâm một chú về độ trung thực trong lời nói của họ, cũng như nên đặt nhiều câu hỏi để biết thêm một số thông tin về định hướng doanh nghiệp và loại hình kinh doanh của họ.

Lưu ý khi định giá cho thuê mặt bằng

Đưa ra giá thuê mặt bằng làm sao mà để vừa có lợi cho bạn nhưng vừa hợp lý đối với khách thuê là rất khó. Để xác định được mức giá cho thuê mặt bằng hợp lý các bạn nên dựa vào các yếu tố chính như:

– Vị trí: đối với nhà hoặc đất thì quan tâm đến khu vực, giao thông còn với căn hộ chung cư thì ngoài 2 tiêu chí trên còn cần quan tâm đến số tầng và các tiện ích đi kèm.

– Diện tích, tình trạng tài sản trên mặt bằng

– Khả năng có thể kinh doanh hay làm văn phòng đại diện hay không?

Từ đó chủ nhà có thể xác định được giá trị thực của mặt bằng cũng như dự trù các khoản chi phí để nâng cấp hay sửa chữa. Sau đó tham khảo giá cho thuê trên thị trường ở những khu vực lân cận rồi mới định ra mức giá cho thuê hợp lý. Bạn cũng nên vào các trang website đăng tin cho thuê bất động sản như Muonnha.com.vn để tham khảo giá của các mặt bằng có diện tích và vị trí tương đương để làm căn cứ định giá cho mặt bằng của mình.  

Nếu bạn muốn cho thuê mặt bằng dài hạn, hãy đưa ra gía cho thuê “mềm” hơn mặt bằng chung để thu hút khách thuê và có được các hợp đồng thuê lâu dài một cách nhanh chóng.

Giữ thái độ thân thiện với khách thuê mặt bằng

À, thêm một điều cần chú ý. Không phải cứ cho thuê được mặt bằng là xong đâu. Bạn cần đảm bảo khách hàng thuê mặt bằng sẽ sử dụng mặt bằng đúng mục đích, không làm việc phạm pháp cũng như không làm hư hại tới tài sản của bạn.

Bới vậy, sau khi đã chốt khách cho thuê mặt bằng, bạn nên quan tâm và giữ thái độ thân thiện với khách thuê mặt bằng tương tự như dành cho các bạn sinh viên kiem phong tro để dễ hợp tác và kiểm soát quá trình cho thuê. Điều này giúp bạn có thể theo dõi tình trạng sử dụng mặt bằng của mình và kịp thời can thiệp nếu có điều bất thường mà không làm khách hàng cảm thấy khó chịu. Bạn là người sở hữu mặt bằng nhưng khách lại là người sử dụng mặt bằng, vì vậy để đảm bảo hai bên cùng có lợi và tài sản của bạn không bị hư hại thì hãy luôn đề cao tinh thân hợp tác cùng nhau. Bạn cũng nên định kỳ hỏi thăm về tình trạng mặt bằng có ổn không để có thể có những động thái sửa chữa nếu có lỗi phát sinh, nếu trong phạm vi hỏng hóc cho phép và nghĩa vụ sửa chữa của bạn.

 Hợp đồng thuê mặt bằng rõ ràng, cặn kẽ

Bạn nên tham khảo trước kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng của bạn bè, những người đã từng cho thuê mặt bằng kinh doanh để có được bản hợp đồng chặt chẽ nhất. Có một số điều khoản trong hợp đồng thuê mặt bằng cần lưu ý như: các thông tin cơ bản của bên thuê mặt bằng và bên cho thuê mặt bằng, các cam kết về giá thuê mặt bằng, thời hạn thuê mặt bằng, tiền đặt cọc; quyền được sửa chữa cải tạo trên mặt bằng; hiện trạng mặt bằng trước khi cho thuê và hình phạt khi vi phạm hợp đồng. Bạn cũng cần xác định xem việc lập và ký kế hợp đồng cho thuê mặt bằng giữa mình và người thuê mặt bằng có cần phải chứng thực bởi cơ quan chức năng hay không. Trong một số trường hợp, hợp đồng thuê mặt bằng cần công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý và dễ dàng giải quyết hơn nếu có tranh chấp, xung đột xảy ra giữa bạn và người thuê mặt bằng.